[Mẹo hay] Chữa bệnh trĩ tại nhà mà không cần đến bác sỹ
577 lượt xem
Bệnh trĩ, còn được gọi là bệnh đại tràng trĩ, là tình trạng khi các tĩnh mạch ở vùng hậu môn và hậu họng bị phình to và viêm nhiễm. Bệnh trĩ thường gây ra sự khó chịu và đau rát, và có thể ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bị bệnh. Bệnh trĩ có thể xuất hiện ở người ở mọi độ tuổi, nhưng thường xảy ra phổ biến ở người trưởng thành.
Nguyên nhân của bệnh trĩ: Nguyên nhân chính của bệnh trĩ bao gồm:
- Áp lực tĩnh mạch: Áp lực tăng lên tĩnh mạch ở vùng hậu môn và hậu họng do các nguyên nhân như táo bón, thai kỳ, tăng áp lực bụng do nôn mửa, hoặc dấu hiệu của tuổi tác.
- Di truyền: Yếu tố di truyền cũng có thể đóng vai trò trong sự xuất hiện của bệnh trĩ.
Dấu hiệu của bệnh trĩ:
- Đau và khó chịu: Đau rát, ngứa ngáy và khó chịu ở vùng hậu môn và hậu họng.
- Sưng và phình to: Các tĩnh mạch bị phình to và nổi lên ở vùng hậu môn, có thể tạo thành những bướu.
- Chảy máu: Có thể xuất hiện chảy máu sau khi đại tiện, trong phân hoặc trên giấy vệ sinh.
Một số thống kế gần đây cho thấy, số lượng người mắc bệnh trĩ đang có xu hướng tăng cao. Bệnh gây ra những triệu chứng đau nhức khó chịu, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống.
Tóm tắt nội dung
1. Tăng cường bổ sung chất xơ
Một bộ phận lớn bệnh nhân bị trĩ bắt nguồn từ nguyên nhân ăn uống không lành mạnh. Vì vậy, để khắc phục vấn đề này, mỗi cá nhân cần xây dựng một khẩu phần ăn khoa học, đầy đủ dinh dưỡng, đặc biệt là bổ sung thêm chất xơ. Việc nạp vào cơ thể lượng chất xơ phù hợp mỗi ngày sẽ giúp kích thích tiêu hóa, tăng khả năng nhuận tràng. Qua đó hạn chế đi ngoài ra phân cứng, gây tác động lực xấu lên búi trĩ.
Có thể bổ sung nguồn chất xơ dồi dào qua các loại thực phẩm như: rau mồng tơi, rau cải, súp lơ, khoai lang, đu đủ,… Chúng không chỉ giúp cơ thể nạp đủ lượng chất xơ cần thiết mà còn có khả năng bổ sung lượng lớn Vitamin, chất khoáng, nước,… Tuy nhiên cần lưu ý, tránh chọn mua những loại thực phẩm không rõ nguồn gốc, có dấu hiệu hư hỏng,… Bởi chúng có thể gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, gián tiếp tác động xấu đến tình trạng búi trĩ của bệnh nhân.
2. Mẹo chữa bệnh trĩ bằng sữa chua
Như chúng ta đã biết, sữa chua là một trong những loại thực phẩm có chứa nhiều Axit Lactic và lợi khuẩn Probiotic giúp tăng cường kích thích hệ tiêu hóa, giúp chuyển hóa thức ăn một cách nhanh chóng. Do đó, việc bổ sung lượng sữa chua phù hợp mỗi ngày sẽ giúp ngăn ngừa táo bón, cải thiện tình trạng bệnh một cách hiệu quả.
3. Bổ sung đủ lượng nước cần thiết
Một trong những mẹo chữa bệnh trĩ thường được các bác sĩ chuyên khoa chỉ định đó là bổ sung đầy đủ nước cho cơ thể mỗi ngày. Thói quen uống nước nên được duy trì đều đặn, nên phân chia nhỏ thành nhiều lần trong ngày và uống ngay cả khi không khát. Việc này giúp cho phân được mềm hơn, hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, từ đó tránh được tình trạng táo bón nghiêm trọng gây ảnh hưởng đến búi trĩ.
4. Tập luyện thể dục thể thao có kế hoạch
Đây là thói quen không chỉ tốt cho bệnh nhân bị trĩ mà còn hỗ trợ trong việc cải thiện và nâng cao sức khỏe. Đối với người bệnh trĩ, việc ngồi quá lâu sẽ gây nên những ảnh hưởng xấu nhất định đến búi trĩ. Do đó, nên có khoảng thời gian vận động phù hợp bằng có bài tập nhẹ nhàng, đơn giản để có thể cải thiện bệnh một cách tốt nhất.
5. Vệ sinh sạch sẽ sau khi đại tiện
Không chỉ riêng với bệnh nhân bị trĩ mà đối với người bình thường, việc vệ sinh sạch sẽ sau khi đi đại tiện là thói quen cần thiết giúp ngăn ngừa nhiều bệnh lý nguy hiểm. Lượng vi khuẩn có trong phân và nước tiểu có khả năng đe dọa và làm nghiêm trọng hơn tình trạng tổn thương tại búi trĩ. Nên lưu ý sử dụng giấy vệ sinh mềm, không chứa hương liệu hoặc có thể dùng vòi xịt trực tiếp (lưu ý dùng vòi xịt có áp lực không quá lớn).
Bên cạnh đó, có thể áp dụng mẹo chữa bệnh trĩ bằng cách ngâm hậu môn trong nước nóng sau khi đã làm sạch. Duy trì ngâm đều đặn mỗi ngày từ 15 đến 20 phút sẽ giúp cho vùng tổn thương được sạch sẽ, giảm đau nhức, sưng đỏ một cách hiệu quả.
6. Mẹo chữa bệnh trĩ dân gian bằng thảo dược
Theo kinh nghiệm dân gian, các búi trĩ ngoại có thể nhanh chóng được phục hồi bằng cách sử dụng những vị thảo dược tự nhiên như: nha đam, mật ong, diếp cá,… Sau khi rửa sạch, giã nhuyễn, kiên trì đắp lên búi trĩ trong 2 tuần liên tiếp, bệnh sẽ có những cải thiện nhất định. Tuy nhiên, phương pháp này còn ẩn chứa nhiều nguy hiểm như: nguồn thảo dược chưa được làm sạch, áp dụng không đúng tình trạng bệnh lý,…
7. Chữa bệnh trĩ bằng cách sử dụng thuốc
Trong một số trường hợp, bệnh nhân bị trĩ được phát hiện ở giai đoạn bệnh đã có những chuyển biến sang giai đoạn nghiêm trọng, cần có sự kê toa, can thiệp của các nhóm thuốc chuyên dụng. Lúc này, những mẹo chữa bệnh trĩ nêu trên chỉ có dụng hỗ trợ điều trị, tuyệt đối không kéo dài gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến búi trĩ.
Thông thường, bác sĩ có chuyên môn sẽ thăm khám và dựa vào tình trạng bệnh lý để kê đơn. Một số thuốc thoa giúp hỗ trợ giảm ngứa ngáy, kháng viêm như: thuốc mỡ, thuốc đạn, miếng lót,… Cần lưu ý không tự ý sử dụng thuốc bôi có chứa Steroid trong khoảng thời gian hơn một tuần nếu không có sự cho phép của bác sĩ.
Bên cạnh thuốc uống, để có thể rút ngắn quá trình điều trị hoặc kiểm soát bệnh hiệu quả, bác sĩ sẽ chỉ định kê đơn một số nhóm thuốc uống phù hợp. Ba nhóm thuốc phổ biến nhất là: thuốc kiểm soát triệu chứng, giảm đau, thuốc nhuận tràng mềm phân và nhóm thuốc tăng sức bền cho tĩnh mạch. Quá trình sử dụng cần tuyệt đối tuân thủ các chỉ định, hướng dẫn của bác sĩ để tránh gây ra tác dụng phụ không mong muốn.